Thanh ren còn được gọi bằng nhiều tên khác như ty ren, ty treo, ty giằng xà gồ, ty răng... Đây là một thiết bị vật tư được ứng dụng vô cùng rộng rãi nhờ tính linh hoạt, chi phí đầu tư không tốn kém và bền vững với thời gian. Thanh ren có thể được tiện ren 2 đầu hoặc suốt toàn bộ thân để bắt ghép với bu lông - ốc vít hoặc các loại phụ kiện khác tạo nên một hệ ty ren hoàn chỉnh.
Thanh ren được sản xuất từ nhiều mác thép khác nhau, bao gồm cả thép carbon và thép không gỉ inox: Thép CT3, CT4, CT5, C45, C35, Q235, SS400, SUS201, SUS304, SUS316... Thanh ren đang được bán tại Bulong Quang Anh sản xuất theo TC DIN 975; cấp bền: 3.6 đến 8.8; lớp mạ: Nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, mạ nhúng nóng.
Thanh ren cấp bền:
Đối với các cấp bền khác nhau thì độ chịu tải (tải trọng) của thanh ren là khác nhau. Để biết thanh ren thường dùng có thể treo được một vật nặng bao nhiêu kilogam thì chúng ta phải biết được kích thước của thanh ren và cấp độ bền của thanh ren. Ở đây ta chỉ quan tâm đến giới hạn bền kéo bởi vì thanh ren chủ yếu dùng để treo các chi tiết khác. Như vậy khi tính toán thiết kế để chọn thanh ren phù hợp cho công trình thì ta dựa vào lực bền của thanh ren và tiết diện của thanh ren từ đó suy ra được thanh ren đó có thể treo được vật nặng bao nhiêu kg.
Các loại ty ren thông thường hay dùng trong xây dựng thì thanh ren thường có có bền thấp là loại 3.6. Với cấp bền này thì độ bền kéo của thanh ren là 300 Mpa (3.000kg/cm2). Ở đây, ta chỉ quan tâm đến độ bền kéo do thanh ren làm việc chủ yếu chịu lực kéo thôi, ta làm ví dụ đối với các thanh ren hay dùng trong thi công là: thanh ren M6, thanh ren M8, thanh ren M10, thanh ren M12, các loại thanh ren khác thì cách tính tương tự.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996 đối với thanh ren có bước ren thô thì tiết diện của thanh ren M6, M8, M10, M12 lần lượt bằng: 20.1 mm2, 36.6 mm2, 58 mm2, 84.3 mm2.
Vậy lực treo mà các thanh ren chịu đựng được là:
- Lực thanh ren M6 = (300 Mpa x 20.1 mm2): 9.81 = 614.67 kgf, ta thấy thanh ren M6 có thể chịu được lực kéo tới 614.67 Kg mới có thể bị phá hủy.
- Lực thanh ren M8 = (300 Mpa x 36.6 mm2): 9.81 =1119.27 kgf, ta thấy thanh ren M8 có thể chịu lực kéo khoảng 1 tấn mới bị phá hủy.
- Lực thanh ren M10 = (300 Mpa x 58 mm2): 9.81 =1773.70 kgf, ta thấy thanh ren M10 có thể chịu lực kéo khoảng 1,7 tấn mới bị phá hủy.
- Lực thanh ren M12 = (300 Mpa x84.3mm): 9.81 = 2577.98 kgf, ta thấy thanh ren M12 có thể chịu lực kéo lên đến 2,5 tấn.
Ứng dụng thực tế
Thanh ren có đặc điểm là cứng và chiều dài lớn nên được sử dụng với liên kết thẳng. Trong thi công xây dựng, người ta dùng thanh ren với mục đích liên kết các kết cấu cố định của công trình với các kết cấu phụ kèm theo như: hệ thống thông gió, thông khí, hút mùi, xử lý nước thải, hệ thống cơ điện, cấp thoát nước, thang máy cáp, hệ thống cứu hỏa,..
Riêng loại thanh ren vuông được sử dụng nhiều trong thi công cốp pha như cốp pha tấm, cốp pha cột, cốp pha trụ,... Ở hạng mục này, thanh ren vuông được kết hợp với bát ren và tai chuồn để tạo thành một hệ ty ren hoàn chỉnh, giúp cố định các mảng ghép dễ dàng hơn. Thanh vuông kích thước M17 là loại thanh ren được ứng dụng phổ biến nhất. Khi bê tông đông cứng, người ta sẽ tháo tán chuồn một cách khéo léo và rút thanh ren để tái sử dụng.
Để thi công hiệu quả thì bên cạnh việc kết hợp với bát ren và tán chuồn, người ta còn sử dụng một loại vật tư quan trọng khác là kẹp xà gồ treo ty. Ưu điểm của vật tư này là không cần khoan cắt lên bề mặt sản phẩm mà vẫn đảm bảo hiệu quả thi công
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm, nhận báo giá chuẩn xác nhất vui lòng liên hệ:
Hotline: 0917 027 686/ 0973 422 489/ 0243 905 8686
|